PLC (Programmable Logic Controller) là gì? Thông số kỹ thuật và ứng dụng của PLC

PLC (Programmable Logic Controller) là gì?

Programmable Logic Controller là bộ điều khiển lập trình, nghĩa là bộ điều khiển được lập trình bằng lệnh (code) để điều khiển các thiết bị theo đúng tuần tự và điều kiện được đặt ra.

Cấu tạo từ các thành phần chính

  • Bộ xử lý (CPU).
  • Bộ nhớ (RAM, ROM, EPROM, EEPROM).
  • Module đầu vào gồm khối vào số Digital Input (DI) và khối vào tương tự Analog Input (AI).
  • Module đầu ra là khối ra số Digital Output (DO) được phân loại theo điện áp sử dụng.

Giải pháp tự động hóa quá trình sản xuất của PLC

PLC có khả năng điều khiển các thiết bị máy móc đa dạng như động cơ, đèn, còi, servo, công tắc, rơ le, robot,...

PLC có khả năng giám, thu thập và xử lý tín hiệu như cảm biến (cảm biến nhiệt, cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, cảm biến vân tốc,...), công tắc, nút nhấn,...

Ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp

  • Lắp ráp sản phẩm: hạn chế lỗi trong quá trình lắp ráp, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Phân loại sản phẩm: Rút ngắn thời gian phân loại, gia tăng hiệu quả công việc.
  • Điều khiển động cơ (máy bơm, máy trộn) : Điều khiển lưu lượng và áp suất nước, quản lý mực nước nước như ở mức cao thì ngừng bơm và mở van xả, ở mức thấp thì đóng van xả và bật máy bơm,....
  • Đếm sản phẩm: Tiết kiệm thời gian làm việc, thu thập dữ liệu số lượng sản phẩm và điều khiển băng chuyền.

Sơ đồ mạch điện và đấu nối PLC

Sơ đồ mạch điện PLC

Sơ đồ mạch điện PLC S7 1200 DC/DC/DC thể hiện trên phần mềm Eplan

Sơ đồ mạch điện gồm 3 nhóm chính

  • Đầu vào số Digital Input (DI) điện áp sử dụng là DC (thường là 24V), đầu vào này thường được kết nối với các thiết bị như cảm biến, nút nhấn, công tắc,....
  • Đầu vào tương tự Analog Input (AI).
  • Đầu ra số Digital Output (DO) điện áp cấp vào là DC (thường là 24V), đầu ra thường kết nổi để điều khiển các thiết bị như động cơ, rơ le, đèn báo, contactor, recoder,...

Đấu nối PLC

  • Nguồn cấp cho đầu vào DI của PLC là chân L+ và chân M, trong đó chân L+ là chân dương (+) và chân M là chân âm (-).
  • Nguồn cấp cho đầu ra DO của PLC là chân 3L+ và chân 3M, trong đó chân 3L+ là chân dương (+) và chân 3M là chân âm (-).
  • Đầu vào DI có 8 đầu nối tương tự là 8 thiết bị, từ chân DI a0 đến chân DI a7.
  • Chân chung của đầu ra DI là chân 1M, chân 1M đấu âm chung hoặc dương chung tùy theo mục đích vào loại thiết bị đầu vào.
  • Chân 2M là chân chung của đầu ra AI tương tự với chân 1M.
  • Đầu vào AI có 2 đầu nối, là chân AI 0AI 1.
  • Đầu ra DO có 6 đầu nối, từ chân DQ a0 đến chân DQ a5.

Các thiết bị đi kèm với PLC

Màn hình HMI

Cảm biến (Sensor)

Rơ le trung gian

Máy bơm

Encoder

Transmitter

Xem thêm các sản phẩm kỹ thuật khác tại đây

Link FaceBook Jon&Jul VietNam

-------------
Thông tin liên lạc
SĐT: 0348097237
Email: tu@jon-jul.com
Địa chỉ: Số 4 Đường 14, Quốc Lộ 13, Khu Đô Thị Vạn Phúc , Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.